Câu 1: Bạn Bùi Anh Tuấn (Thành phố Hòa Bình) hỏi: Công chức, viên chức có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá cán bộ không?
Trả lời:
Nghị định 90/NĐ-CP, tại điều 21 ghi nhận về việc sử dụng kết quả đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
“Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức“.ấn để phóng to ảnh
Quyền kiến nghị, khiếu nại khác nhau giữa viên chức và cán bộ, công chức
Với viên chức nhận được kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng thì họ có quyền kiến nghị với người có thẩm quyền đánh giá xếp loại. Cụ thể điều 24 Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng thì có quyền kiến nghị. Việc giải quyết kiến nghị do người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại giải quyết“.
Hoặc viên chức có thể lựa chọn việc khiếu nại theo quy định tại khoản 3, điều 44 Luật Viên chức năm 2010, được sửa đổi bổ sung năm 2019: “Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền“.
Với Cán bộ, công chức thì Luật cán bộ, công chức năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019 không ghi nhận Cán bộ, Công chức được quyền khiếu nại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. Tuy nhiên cán bộ, công chức có quyền kiến nghị với người có thẩm quyền ban hành kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ công chức.
Các căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ công chức
Theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì có 05 tiêu chí chung để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức gồm: 1) Chính trị tư tưởng; 2) Đạo đức, lối sống; 3) Tác phong, lề lối làm việc; 4) Ý thức tổ chức kỷ luật; 5) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đối với từng tiêu chí xếp loại cán bộ, công chức, viên chức ở mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ lại có những tiêu chí định tính, định lượng chi tiết.
Để khắc phục tình trạng cảm tính, chung chung, nể nang tình cảm hay trù dập trong hoạt động đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định đơn vị tổ chức đánh giá, xếp loại phải ban hành quy chế đánh giá.
Theo đó: “Nội dung Quy chế phải xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần (nếu có); căn cứ để xác định tỉ lệ % mức độ hoàn thành công việc; các tiêu chí thành phần để đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị“.
Như vậy quy định hiện hành về quyền khiếu nại, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức có những khác nhau nhất định đối với kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức. Viên chức có quyền khiếu nại còn cán bộ, công chức thì không có quyền này.
Câu 2: Công đoàn cho em hỏi, hiện tại là em ở nhà muốn làm đơn thôi việc vậy Công ty có giải quyết cho em nghỉ không
Em làm Công ty gần 5 năm, dịch vừa qua Công ty cho em nghỉ từ 15/7/2021 đến nay được 2 tháng rồi
Nay em muốn làm đơn nghỉ luôn có được không
Em muốn rút tiền bảo hiểm xã hội để xoay sở cuộc sống
Em làm đơn phải đúng 45 ngày mới được giải quyết, có giải quyết liền cho em đc không
Xin công đoàn tư vấn.
Trả lời:
Thứ nhất về dịch vừa qua Công ty cho em nghỉ từ 15/7/2021 đến nay được 2 tháng
Thực hiện theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Đại dịch Covid-19.
Người lao động sẽ được hưởng hỗ trợ theo:
- Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo khoản 4, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và điều 13, điều 14, điều 15 và điều 16 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
- Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc theo khoản 5, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và điều 17, điều 18, điều 19 và điểu 20 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
- 3. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo khoản 6 mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và điều 21, điều 22, điều 23 và điều 24 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
Thứ hai hưởng Trợ cấp BHXH một lần
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH một lần cụ thể như sau:
- a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, hạn chế nhận BHXH một lần; tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện từ đó đóng đủ năm BHXH để hưởng lương hưu theo quy định.
Thứ ba Nay em muốn làm đơn nghỉ luôn có được không
Trong Bộ Luật lao động 2019 đã quy định tại Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động nghỉ việc thuộc trường hợp phải báo trước mà không thực hiện, sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Mức độ bồi thường theo hợp đồng lao động hoặc căn cứ vào những tổn thất mà người sử dụng lao động gặp phải.
Câu 3: Một người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc người sử dụng lao động sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Trong quan hệ lao động, việc đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Mặt khác, đây cũng được xem là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
Vấn đề người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
“(i) Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của được quy định như sau: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
(ii) Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây: Do địch họa, dịch bệnh; Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Ghi nhận của pháp luật về đánh giá mức độ không thường xuyên hoàn thành công việc: Hiện nay pháp luật chưa có ghi nhận cụ thể về tiêu chí đánh giá mức độ không thường xuyên hoàn thành công việc, do đó, để có căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc cần phải căn cứ vào Quy chế của công ty. Điều này đòi hỏi phía người sử dụng lao động phải xây dựng và ban hành Quy chế về việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Thế nên, nếu trường hợp người sử dụng lao động không ban hành bản quy chế này thì rõ ràng sẽ gây nên khó khăn, bất cập trong việc đánh giá một cách chính xác, khách quan căn cứ như thế nào là “người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động” và từ đó dễ gây ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 4: Các quy định của Bộ Luật lao động 2019 được áp dụng cho những đối tượng nào?
Trả lời:
Những đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các quy định của BLLĐ 2019 bao gồm:
- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động;
- Người sử dụng lao động;
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Trong Bộ Luật lao động năm 2019 đã mở rộng đối tượng áp dụng đối với cả những “người làm việc không có quan hệ lao động”.
Câu 5: Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần phải làm như nào?
Trả lời:
Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải báo trước cho người sử dụng lao động trong những trường hợp như sau:
- Ít nhất là 45 ngày đối với loại hợp đồng xác lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 đến 36 tháng;
- Ít nhất là 03 ngày đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời gian dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Câu 6: Nâng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo lộ trình nam đủ 62 tuổi và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 là như thế nào?
Trả lời:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ.
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2012, lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi.
Chính thức tại Bộ Luật lao động 2019: Chốt tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 với nữ, 62 với nam.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình từng năm như trên được cho là hợp lý, tránh “gây sốc” cho người lao động; đồng thời tận dụng được nguồn lực cho xã hội. Cũng theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết bởi so với mặt bằng của nhiều nước trên thế giới, độ tuổi nghỉ hưu của lao động Việt Nam vẫn còn thấp.
Câu 7: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong 7 trường hợp (khoản 2 điều 35) là những trường hợp nào? Hay bị phạt mới đưa giấy chấm dứt hợp đồng lao động?
Trả lời:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện theo thoả thuận.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ hành vi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, bị cưỡng bức lao động
- Bị quấy rối tình dục nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
- Người lao động cung cấp thông tin không trung thực.
Câu 8: Thế nào là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ Luật LĐ 2019 thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thoả thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Những hành vi này có thể được thực hiện bởi người sử dụng lao động, người giám sát hay người quản lý, cũng có thể là những người đồng nghiệp thường xuyên làm việc với nhau, từ đó tạo ra môi trường làm việc bất ổn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người lao động.
Câu 9: Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động với người lao động?
Trả lời:
Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại điều 17 Bộ Luật lao động 2019, gồm 3 nhóm hành vi:
1: giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
2: yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc là tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
3: buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Câu 10: Đối thoại tại nơi làm việc gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc gồm:
- Xây dụng Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động làm việc tại doanh nghiệp;
- Xây dựng phương án sử dụng lao động trong trường hợp NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Xây dựng thanh lương, bảng lương và định mức lao động;
- Xây dựng quy chế thưởng
- Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
- Tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi việc thực hiện vi phạm kỷ luật của NLĐ có những tình tiết phức tạp nên xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Ngoài nội dung trên các bên có thể lựa chọn một số các nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.
+ Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, NQLĐ, quy chế và cam kết, thoả thuận khác tại nơi làm việc.
+ Điều kiện làm việc.
+ Yêu cầu của NLĐ, TCĐDNLĐ đối với NSDLĐ.
+ Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ, TCĐDNLĐ.
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Câu 11: Thoả ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?
Trả lời:
Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ.
- TƯLĐTT vô hiệu từng phần khi:
+ Một nội dung trong TƯLĐTT vi phạm pháp luật thì nội dung đó bị vô hiệu.
+ Một số nội dung trong TƯLĐTT vi phạm pháp luật thì nội dung đó vô hiệu.
- TƯLĐTT vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Toàn bộ nội dung TƯLĐTT vi phạm pháp luật.
+ Người ký kết không đúng thẩm quyền.
+ Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
Câu 12: Công đoàn cho em hỏi, hiện tại là em ở nhà muốn làm đơn thôi việc vậy Công ty có giải quyết cho em nghỉ không
Em làm Công ty gần 5 năm, dịch vừa qua Công ty cho em nghỉ từ 15/7/2021 đến nay được 2 tháng rồi
Nay em muốn làm đơn nghỉ luôn có được không
Em muốn rút tiền bảo hiểm xã hội để xoay sở cuộc sống
Em làm đơn phải đúng 45 ngày mới được giải quyết, có giải quyết liền cho em đc không
Xin công đoàn tư vấn.
Trả lời:
Thứ nhất về dịch vừa qua Công ty cho em nghỉ từ 15/7/2021 đến nay được 2 tháng
Thực hiện theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Đại dịch Covid-19.
Người lao động sẽ được hưởng hỗ trợ theo:
- Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo khoản 4, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và điều 13, điều 14, điều 15 và điều 16 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
- Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc theo khoản 5, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và điều 17, điều 18, điều 19 và điểu 20 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
- Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo khoản 6 mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và điều 21, điều 22, điều 23 và điều 24 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
Thứ hai hưởng Trợ cấp BHXH một lần
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH một lần cụ thể như sau:
- a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, hạn chế nhận BHXH một lần; tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện từ đó đóng đủ năm BHXH để hưởng lương hưu theo quy định.
Thứ ba Nay em muốn làm đơn nghỉ luôn có được không
Trong Bộ Luật lao động 2019 đã quy định tại Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động nghỉ việc thuộc trường hợp phải báo trước mà không thực hiện, sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Mức độ bồi thường theo hợp đồng lao động hoặc căn cứ vào những tổn thất mà người sử dụng lao động gặp phải.
Câu 13: NLĐ không được nhận gói hỗ trợ 1.500.000đ của Chính phủ thì phải liên hệ với ai để giải quyết.
Trả lời:
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Tại điểm 12 đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình đã ra quyết định số 1670/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình theo quy định tại điểm 12, mục II, Nghị quyết 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021 của Chính phủ.
(Lưu ý: Phần hỗ trợ này không nằm trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ của Chính phủ mà do tùy vào khả năng ngân sách của các địa phương)
Nếu bạn đủ điều kiện quy định tại Quyết định số 1670/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình về hỗ trợ cho NLĐ không có giao kết HĐLĐ (sau đây gọi tắt là lao động tự do) liên hệ với UBND cấp xã nơi NLĐ cư trú hợp pháp để được hướng dẫn, giải quyết
Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thuộc các hộ gia đình phi nông nghiệp (tức là ko có đất nông nghiệp để sản xuất, không có thu nhập từ nông nghiệp) được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- a) Mất việc làm hoặc ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày ngày 31/12/2021.
- b) Hộ gia đình không có nguồn thu nhập.
- c) Chưa được hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐTTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ
- d) Lao động tự do thuộc một trong các đối tượng sau:
– Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; Thu gom rác, phế liệu; Bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Lái xe mô tô chở khách, xe xích lô chở khách; Bán lẻ xổ số lưu động; Thợ xây, phụ hồ;
– Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, cơ sở làm đẹp, cơ sở vui chơi giải trí.
Câu 14: Mẹ em làm tại 1 xưởng nhỏ không có ký HĐLĐ, nghỉ không hưởng lương vậy có gọi là lao động tự do hay không, có được hưởng trợ cấp của nhà nước hay ko?
Trả lời:
Nếu mẹ bạn làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, cơ sở làm đẹp, cơ sở vui chơi giải trí thì sẽ được hỗ trợ
(Quy định tại Quyết định số 1670/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình)
Câu 15: Cho em hỏi là gói hỗ trợ người lao động tự do là địa phương xem xét cho mỗi người lao động hay là chỉ xét cho cho hộ gia đình mỗi hộ chỉ một người lãnh thôi.
Trả lời:
Theo quy định tại Quyết định 1670/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình thì hỗ trợ cho hộ gia đình không có nguồn thu nhập (VD: nếu trong gia đình có 4 người mà 3 người mất việc, 1 người vẫn có thu nhập thì không được hỗ trợ)
Câu 16: Mình là lao động tự do. Muốn được nhận trợ cấp xã hội thì cần những giấy tờ và thủ tục thế nào?
Trả lời:
Nếu bạn là lao động tự do thuộc một trong các đối tượng sau:
– Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; Thu gom rác, phế liệu; Bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Lái xe mô tô chở khách, xe xích lô chở khách; Bán lẻ xổ số lưu động; Thợ xây, phụ hồ;
– Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, cơ sở làm đẹp, cơ sở vui chơi giải trí.
Đối chiếu với các quy định trên nếu đủ điều kiện đề nghị liên hệ với UBND cấp xã nơi người lao động cư trú hợp pháp để được hướng dẫn, giải quyết
Câu 17. Chị Nguyễn Thị V làm việc tại Công ty TNHH GGS Việt Nam hỏi:
Chúng tôi là người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có con trong độ tuổi gửi trẻ, học mẫu giáo thì có được doanh nghiệp hỗ trợ một phần chi phí không?
Trả lời:
Tại Điều 82, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định:
Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với người lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. Người sử dụng lao động quyết định mức và thời gian hỗ trợ sau khi trao đổi, thảo luận với bên người lao động thông qua đối thoại tại nơi làm việc quy định tại Điều 63, Điều 64 của Bộ luật Lao động và Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo.
Câu 18. Chị Bùi Thị C làm việc tại Công ty TNHH SanKoh Việt Nam hỏi:
Những đơn vị sử dụng bao nhiêu lao động nữ thì phải lắp đặt “Phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”? Vị trí lắp đặt, tiêu chí của “Phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” được quy định như thế nào?
Trả lời:
* Tại Khoản 5, Điều 80, Nghị định số 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định:
“Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”
Như vậy, các đơn vị sử dụng từ 1000 lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
* Hiện nay Phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc được quy định như sau:
Tại Điều 76, Nghị định số 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định:
“Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa”.
Quyết định số 5175/QĐ-BYT, ngày 09/11/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” quy định:
- Vị trí để lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ
Đảm bảo phòng vắt, trữ sữa cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ. Cần tham vấn ý kiến lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cán bộ công đoàn để lựa chọn vị trí phù hợp. Tất cả lao động nữ cần được thông báo về vị trí của phòng vắt, trữ sữa mẹ.
Có thể xem xét cải tạo phòng vắt, trữ sữa mẹ từ những vị trí sau:
– Sử dụng một phần phòng y tế
– Sử dụng phần không gian không sử dụng của văn phòng
– Sử dụng một phần của nhà kho được cải tạo thoáng khí
– Sửa lại một không gian hiện đang không được sử dụng hiệu quả
– Ngăn cách một góc của một phòng có sẵn bằng tường xây hoặc vách ngăn di động.
- Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ
Các tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ. Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở có sử dụng lao động nữ bố trí thiết lập phòng vắt, trữ sữa mẹ theo các mức phù hợp.
– Tiêu chí cơ bản:
+ Vị trí: Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, vệ sinh, dễ tiếp cận; Nơi không có tiếng ồn lớn hoặc các mối nguy hiểm khác tại nơi làm việc; cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ, thuận tiện đi lại; gần hoặc có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa.
+ Diện tích: Đủ rộng khoảng 6m2 để kê được bàn ghế và 01 tủ lạnh. Nếu để tủ lạnh ở bên ngoài, đảm bảo diện tích phòng tối thiểu 1,2m x 1,5m, đủ cho 1 đến 2 lao động nữ sử dụng một lúc.
+ Trang thiết bị: Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo; có ổ điện, có quạt, có đèn chiếu sáng; có tủ mát riêng, có ghế ngồi; lao động nữ tự mang máy vắt sữa và dụng cụ trữ sữa.
– Tiêu chí đầy đủ:
+ Vị trí: Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, dễ tiếp cận; nơi thông khí tốt, yên tĩnh, không có các mối nguy hiểm tại nơi làm việc; ngay tại nơi làm việc của đa số lao động nữ, không quá 5 phút đi bộ; có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa
+ Diện tích: Rộng hơn tùy theo điều kiện của cơ sở để đủ cho nhiều lao động nữ sử dụng một lúc. Đảm bảo sự riêng tư bằng cách sử dụng rèm, bình phong, vách ngăn hoặc ngăn tủ để tạo không gian riêng (cabin nhỏ) cho từng người.
+ Trang thiết bị: Phòng vắt, trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo; có bồn để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa trong phòng, có ổ điện tại từng cabin nhỏ, có điều hòa, đèn chiếu sáng, có tủ lạnh gồm ngăn mát và ngăn trữ đông, có ghế ngồi thoải mái, có bàn tủ để đặt hoặc cất máy vắt sữa, có tủ hoặc móc treo đồ cho lao động nữ khi vào vắt trữ; người sử dụng lao động cung cấp máy vắt sữa bằng tay hoặc bằng điện được đựng trong hộp và được vệ sinh thường xuyên. Số lượng máy vắt sữa tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động tại cơ sở, có máy hấp để tiệt trùng và sấy dụng cụ, có tài liệu, tranh ảnh hoặc áp phích hướng dẫn cách vắt sữa và bảo quản sữa treo tại phòng vắt, trữ sữa.