10 điểm mới của Luật Công đoàn sửa đổi

10 điểm mới của Luật Công đoàn sửa đổi

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Công đoàn 2024.

Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV có 6 chương, 37 điều (tăng 4 điều so với Luật hiện hành) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025.

Luật Công đoàn 2024 có một số điểm mới nổi bật:

Thứ nhất: Mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người làm việc không có quan hệ lao động.

Khoản 1, Điều 5 quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn quy định người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn bao gồm cả người làm việc không có quan hệ lao động.

Bổ sung quy định tại Khoản 3, Điều 4 giải thích từ ngữ “nghiệp đoàn cơ sở” là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, cùng nghề hoặc những người lao động đặc thù khác.

Thứ hai, mở rộng quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài (Điều 5).

Thứ ba, quy định quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Quy định tại Điều 6 mang tính nguyên tắc về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; đồng thời giao Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thực hiện để bảo đảm linh hoạt.

Thứ tư, bổ sung nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam và làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn (Điều 7 và Điều 9).

Thứ năm, quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Thứ sáu, Điều 10 Luật Công đoàn sửa đổi đã bổ sung và làm rõ hơn các hành vi bị nghiêm cấm theo hướng phân loại nhóm hành vi một cách rõ ràng theo các tiêu chí cụ thể; quy định chi tiết hơn các hành vi.

Thứ bảy, quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động (Điều 11).

Thứ tám, bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn (Điều 16, Điều 17).

Theo đó, giám sát của Công đoàn bao gồm hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động chủ trì giám sát. Công đoàn có quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Thứ chín, bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn (Điều 30).

Thứ mười, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, bổ sung quy định Tổng LĐLĐVN Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn.

TH: Trần Phương Đông, Trưởng Ban TG-NC (LĐLĐ tỉnh)

 


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in C:\xampp\htdocs\wp-includes\functions.php on line 5737

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *